Skip to content

Windows Hosting - Hướng dẫn upload source code, database của website

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn Hướng dẫn upload source code và database của website lên Windows Hosting. Nếu bạn cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ VinaHost qua Hotline 1900 6046 ext. 3, email về support@vinahost.vn hoặc chat với VinaHost qua livechat https://livechat.vinahost.vn/chat.php.

Khi host một website, chúng ta cần thực hiện các bước chung như sau:

  1. Upload source code
  2. Import database
  3. Liên kết source code với database

Upload source code#

Có 2 cách thông dụng và dễ dàng nhất để upload source code:

  • Sử dụng các phần mềm FTP Client (FileZilla, WinSCP)
  • Sử dụng chức năng Files trong Plesk

Cách 1: Sử dụng các phần mềm FTP Client#

Sau đây là hướng dẫn sử dụng phần mềm FileZilla để upload source code. Các bước thực hiện tương tự đối với phần mềm WinSCP.

Bước 1: Kết nối đến host

Mở FileZilla và nhập thông tin vào các trường tương ứng:

  • Host: IP của remote host
  • Username: username của remote host
  • Password: mật khẩu của username
  • Port: sử dụng cổng 21 (FTP) hoặc 22 (SFTP) (thay đổi giữa 2 cổng nếu không kết nối được)

Có thể xem username, IP ngay trong giao diện Website & Domains của Plesk phía dưới cùng.

Sau khi nhập đầy đủ các trường, nhấn Quickconnect để bắt đầu kết nối. Chọn OK nếu có hộp thoại tiếp theo hiện lên.

Nếu kết nối thành công:

  • Phần Status hiển thị trạng thái successful
  • Phần Remote site hiển thị cây thư mục và các thư mục, tệp của remote host

Bước 2: Upload source code

Vào thư mục httpdocs của remote host. Chú ý, đường dẫn sẽ có dạng: /httpdocs

Có thể xoá các thư mục, tập tin mặc định.

Click vào tệp nén source code, kéo và thả tệp từ phần Local site sang Remote site.

Cách 2: Sử dụng Files trong Plesk#

Tìm trên giao diện Plesk và chọn Files.

Trong giao diện Files, upload tệp nén source code theo các bước trong ảnh sau và đợi hoàn tất.

Sau khi upload thành công, thực hiện giải nén tệp nén source code.

Tích vào Replace existing files để ghi đè các tệp trùng tên đang tồn tại (nếu muốn) và nhấn OK.

Truy cập vào thư mục vừa giải nén, tích chọn tất cả tệp và thư mục, sau đó nhấn Move để chuẩn bị di chuyển chúng.

Chọn thư mục cần di chuyển đến, ở đây là httpdocs. Tích chọn Replace existing files để ghi đè các tệp trùng tên đang tồn tại (nếu muốn) và nhấn OK.

Sau khi quá trình di chuyển hoàn tất, có thể an toàn xoá tệp nén source code và thư mục rỗng (do đã chuyển hết tệp và thư mục ra ngoài).

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành bước upload source code.

Import database#

Thực hiện lần lượt các bước sau để import database:

  1. Tạo database và user sử dụng database
  2. Nhập dữ liệu database

1. Tạo database và user sử dụng database#

Tìm trên giao diện Plesk, vào phần Databases và chọn Add Database.

Nhập tên database. Chọn database server. Chọn website sử dụng database này. Tạo user, mật khẩu cho user và tích vào Allow remote connections... để cho phép kết nối từ xa đến database.

2. Nhập dữ liệu database#

Sau khi tạo xong database, có 2 cách để nhập dữ liệu cho database:

  1. Sử dụng chức năng Import Dump
  2. Sử dụng phpMyAdmin

Cách 1: Sử dụng chức năng Import Dump#

Chọn Import Dump để nhập dữ liệu cho database.

Chọn tệp dump database cần nhập. Tích vào Recreate the database để tạo lại database (nếu muốn). Sau đó bấm OK.

Cách 2: Sử dụng phpMyAdmin#

Chọn phpMyAdmin trên giao diện Plesk.

Plesk sẽ chuyển hướng đến giao diện của phpMyAdmin để nhập dữ liệu database. Chọn đúng database cần nhập dữ liệu (database mà bạn đã tạo ở bước 1), sau đó chọn Import. Trong giao diện Import, nhấp vào Browse để chọn tệp database.

Sau đó, kéo xuống dưới và chọn Import để bắt đầu quá trình nhập dữ liệu cho database.

Nếu nhập dữ liệu thành công sẽ thấy các bảng trong database hiện trên màn hình khi chọn vào database đó.

Liên kết source code với database#

Sau khi đã upload source code và import database, để website hoạt động đúng thì chúng ta phải kiểm tra kết nối giữa source code và database. Nếu không, khi truy cập website rất có thể hiển thị lỗi như Error Establishing a Database Connection hoặc các thông báo lỗi tương tự.

Đối với WordPress, sửa đổi các giá trị để kết nối database trong tệp wp-config.php. Trong giao diện Files của Plesk, chọn biểu tượng 3 dấu gạch ngang bên phải của tệp wp-config.php và chọn Edit in Code Editor để vào giao diện chỉnh sửa.

Lưu ý một số giá trị:

  • DB_NAME: tên database
  • DB_USER: tên user
  • DB_PASSWORD: mật khẩu của user

Nhấn Save để lưu lại các thay đổi.

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, truy cập website để kiểm tra.

Kết luận#

Việc host một website không đòi hỏi quá nhiều thao tác, gồm 3 bước cơ bản:

  1. Upload source code
  2. Import database
  3. Liên kết source code với database

Điểm đáng lưu ý là các giá trị trong tệp wp-config.php phải được cấu hình đúng để website có thể hoạt động.

Chúc các bạn thực hiện thành công 😊.

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ TẠI VINAHOST

>> SERVER COLOCATION – CDN

>> CLOUD – VPS

>> HOSTING

>> EMAIL

>> WEBSITE

>> TÊN MIỀN